Tìm hiểu lý do Môn sinh ngưng học võ

article_img_01

 

Tìm Hiểu Lý Do Ngưng Học Võ

(Loạt bài: Canh Tân Môn Phái)

 

Thông thường ở trong các lớp võ, nếu so sánh số người ghi danh tham gia mỗi khóa với số người còn lại sau một thời gian nhất định thì chúng ta sẽ nhận ra con số có khuynh hướng tụt giảm theo thời gian. Không đơn thuần, môn sinh ngưng học võ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những môn sinh bỏ cuộc sớm, ngược lại có nhiều người tham gia vài ba năm trước khi ngưng học. Để phân tích hiện tượng này, chúng ta có thể dùng khoảng thời gian tham gia học võ để so sánh và tìm hiểu lý do.

 

Hãy tạm chia các thành phần môn sinh ngưng học võ ra làm 4 thành phần dựa theo cấp bậc tương đương với thời gian học võ như sau:

  1. Cấp tự vệ nhập môn (0-12 tháng)
  2. Cấp sơ đẳng đến lam đai đệ nhị cấp (12-24 tháng)
  3. Cấp sơ đẳng đến lam đai đệ tam cấp (24-36 tháng)
  4. Cấp trung đẳng từ hoàng đai trở lên (ngoài 36 tháng)

I. Lý do ngưng theo lớp võ

 

    1. Cấp tự vệ nhập môn (0-12 tháng)

      Lý do nghỉ tập

      • Không theo kịp chương trình, nhất là trẻ em
      • Bị đau nhức cơ thể
      • Thiếu sức khỏe, thể lực
      • Thấy tập võ thực tế không như trông đợi của mình
      • Không thu xếp được thời gian (Ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ, trẻ em có rất nhiều sinh hoạt ở trường học hoặc những thú tiêu kiển khác cạnh tranh với thời gian tập võ (như học đàn, những bộ môn thể thao trong trường, học tiếng Việt, tham da Hướng Đạo, v.v).a

      Đề nghị

      • Nghiên cứu sắp xếp chương trình thật kỷ căn cứ trên yếu tố thời gian, phải có chương trình cho trẻ em
      • Chú ý tới những môn sinh sức khỏe kém để đưa ra chương trình huấn luyện thích hợp, chia ra từng bước nhỏ
      • Hướng dẫn những kỷ thuật đơn giản, thực tế, dễ áp dụng
      • Khuyến khích sắp xếp thời gian, mở các lớp ở các thời điểm khác nhau
      • Để đở đau nhức phải đi từng bước một, tập nhẹ nhàng ở những lớp tập đầu, áp dụng thật kỷ phương pháp nóng người (warm up) và hồi sức (cool down)
      • Trình bày cho người tập thấy sự tiến bộ về sức khỏe, khả năng
      • Cần chứng minh cho người tập thấy sự tập võ mang lại nhiều ích lợi hơn so với những ích lợi của những sinh động khác mà các em có thể theo đuổi.

 

    1. Cấp Sơ đẳng đến lam đai đệ nhị cấp (12-24 tháng)

      Lý do nghỉ tập

      Đây là thời gian người tập thường nghỉ tập nhất.

      • Không nhớ, không theo kịp chương trình vì quá nhiều bài tập, đối với Vovinam chỉ cần nghỉ vài buổi tập là khó mà bắt kịp được chương trình
      • Theo thời gian mất dần sự háo hức lúc ban đầu, không còn kiên nhẫn và nhất là thiếu động cơ (motivation) luyện tập.
      • Mệt mỏi

      Đề nghị

      • Dựa trên thời gian, sắp xếp chương trình một cách thực tế và hợp lý hơn
      • Dạy những kỷ thuật hấp dẫn
      • Nếu có phương tiện nên có những bài tập thêm về nhào lộn hay thể lực
      • Dạy những bước căn bản về lý tưởng môn phái
      • Luôn nói với môn sinh sự tiến bộ của họ về sức khỏe và kỷ thuật nhờ luyện tập

 

    1. Cấp Sơ đẳng đến lam đai đệ tam cấp (24-36 tháng)

      Lý do nghỉ tập

      • Không có thời gian vì bận học, đi làm hay bắt đầu có quan hệ tình cảm vì tuổi lớn
      • Môn sinh thấy tập như thế là đủ
      • Không theo kịp chương trình

      Đề nghị

      • Dạy các kỷ thuật hấp dẫn
      • Khuyến khích các môn sinh đi tập khi có thời gian, uyển chuyển thời gian tập
      • Khuyến khích các môn sinh thi lên hoàng đai
      • Luôn trình bày về lý tưởng môn phái

 

  1. Cấp Trung đẳng từ hoàng đai trở lên (ngoài 36 tháng)

    Lý do nghỉ tập

    • Không có thời gian vì học hành, công ăn việc làm, có tình cảm hay có gia đìn
    • Thấy tập võ như thế là đủ
    • Không có khả năng tập những kỷ thuật cao hơn

    Đề nghị

    Đối Với những môn sinh không muốn tiến xa hơn trên đường võ thuật:

    • Luôn khuyến khích tập luyện để giữ gìn sức khỏe
    • Tập những kỷ thuật căn bản, tập những kỷ thuật cao hơn thích hợp với khả năng
    • Gắn bó bằng những hoạt động có ích như tham gia công tác xã hội và yểm trợ môn phái

    Đối với môn sinh có khả năng võ thuật:

    • Khuyến khích chuyên luyện
    • Tập khí công nâng cao và tập trung tư tưởng
    • Tập những kỹ thuật cao hơn thích hợp, luôn đặt mục tiêu cao hơn
    • Tạo điều kiện làm huấn luyện viên hay phụ tá
    • Đặt nặng vấn đề lý tưởng môn phái

 

II. Kết luận

 

Dù có cố gắng hết mình đi chăng nữa, một số môn sinh cũng sẽ có lý do chính đáng hoặc không chính đánh để ngưng học võ. Con số môn sinh thuyên giảm theo thời gian là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên nếu chúng ta hiểu nguyên do, một số trường hợp có thể được giải tỏa và môn sinh không phải tự quyết định ngưng theo học.

Những huấn luyện viên và võ sư có trách nhiệm huấn luyện cần lưu ý những điểm sau:

  • Đặt vấn đề tập cho môn sinh có sức khoẻ lên hàng đầu
  • Hiểu rõ tâm lý và nhu cầu của người đi học võ
  • Luôn đối xử bình đẳng, tôn trọng mọi người, tế nhị và lịch sự đối với môn sinh
  • Tạo sự liên lạc và thông cảm với môn sinh
  • Luôn nghiên cứu, học hỏi để cải tiến và hoàn thiện chương trình huấn luyện đơn giản, dễ tập và thực dụng
  • Luôn tạo không khí kỷ luật nhưng thoải mái, vui vẻ trong lớp tập
  • Luôn guơng mẫu trong công việc và đời sống vì các môn sinh sẽ là “cái bóng” của chúng ta
  • Luôn lắng nghe ý kiến của phụ huynh môn sinh

Cuối cùng phải nói đến một yếu tố hết sức quan trọng để giữ môn sinh ở lại các lớp tập là tạo được tình thân như một gia đình qua các hoạt động ngoại khóa như cắm trại, công tác xã hội, quan hôn, tang chế, các cuộc nói chuyện tâm sự…

Nói tóm lại, võ học mang đến nhiều lợi ích cho võ sinh về cả phương diện thể lực, khả năng tự vệ cho đến những giá trị tinh thần. Tuy nhiên, nếu như võ sinh của chúng ta không cảm nhận được những giá trị ấy thì sự gắn bó sẽ rất hời hợt và quyết định ngưng tập võ chỉ còn là yếu tố thời gian. Qua môi trường lớp võ Vovinam đã biết bao nhiêu thanh thiếu niên, từ xa lạ đã trở nên thân thiết, chí tính và tìm thấy ở đây một môi trường lý tưởng để nương tựa, học hỏi và cùng thăng tiến. Ngày nay sinh hoạt cuộc sống và ý thức võ học cũng đã thay đổi theo thời gian. Chúng ta cần tìm hiểu và đáp ứng phù hợp để môn sinh của chúng ta luôn nhận ra môi trường lớp võ là một nơi lý tưởng xứng hợp để theo đuổi.

 

Ban Nghiên Cứu Vovinam Việt Võ Đạo

   

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *